D A V I C O M

Thách thức của doanh nghiệp vừa và nhỏ khi chuyển đổi số

Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp rào cản chi phí khi muốn đầu tư trang thiết bị, hệ thống quản lý để số hóa quy trình sản xuất, theo ông Nguyễn Quốc Anh.

Ông Nguyễn Quốc Anh, Chủ tịch Hội Cao su – Nhựa TP HCM cho biết chuyển đổi số là quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của doanh nghiệp, từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số về cách thức làm việc, phương thức sản xuất và văn hóa doanh nghiệp dựa trên thành tựu công nghệ số. Dưới những tác động từ cách mạng công nghiệp 4.0 và đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp Việt Nam nhận thấy chuyển đổi số là cơ hội, xu hướng tất yếu để đứng vững, phát triển trước những thách thức của thị trường trong tình trạng suy thoái kinh tế chung trên toàn cầu.

Chuyển đổi số có thể hiểu là quá trình chuyển đổi từ mô hình cũ, truyền thống sang sang doanh nghiệp số dựa trên những ứng dụng công nghệ mới, như: Big Data, điện toán đám mây, trí tuệ nhân tạo (AI)… Sự thay đổi này nhằm hiện đại hóa phương thức sản xuất, quy trình làm việc và văn hóa lao động nhằm tăng hiệu quả, đáp ứng thực trạng thị trường. Sau quá trình chuyển đổi, doanh nghiệp có thể tăng thị phần trên thị trường, tăng cạnh tranh, thúc đẩy doanh thu, năng suất lao động, mở rộng khả năng thu hút, giữ chân khách hàng.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tăng hiệu quả cho quy trình sản xuất.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) giúp tăng hiệu quả cho quy trình sản xuất.

Tuy nhiều cơ hội nhưng doanh nghiệp ít tiềm lực kinh tế thì chuyển đổi số có thể là một thách thức lớn. Theo ông Nguyễn Quốc Anh, muốn chuyển đổi số thì phải số hóa các quy trình sản xuất, quản lý. “Đây là điều rất là khó cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vì phải đầu tư chi phí nhiều vào các trang thiết bị hiện đại, thay đổi cả một hệ thống quản lý truyền thống sang dạng số như ERP”, ông nói.

Ông Diệp Bảo Cánh, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hội Doanh nghiệp Cơ khí – Điện TP HCM nhấn mạnh, hội viên trong Hiệp hội Cơ khí – Điện đều rất quan tâm đến vấn đề chuyển đổi số. Đặc biệt, các doanh nghiệp thuộc ngành cơ khí áp dụng rất nhiều công nghệ số vào kỹ thuật trong từng khâu sản xuất cũng như kinh doanh và kết nối với khách hàng thông qua kho dữ liệu số.

Ông Bảo Cánh trích dẫn thống kê từ Bộ Thông tin và Truyền thông, cho thấy có 92% doanh nghiệp thể hiện sự quan tâm hay ứng dụng chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh. Trong đó 98% doanh nghiệp kỳ vọng sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh nhờ chuyển đổi số như giúp giảm chi phí (67%), giảm tiếp xúc trực tiếp (52%), nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ (42%)…

Để có thể triển khai nhanh chóng và hiệu quả hơn quá trình chuyển đổi số, các chuyên gia kỳ vọng cần làm rõ những khó khăn, vướng mặt tồn tại và xác định nhu cầu chuyển đổi số của doanh nghiệp. Từ đó, tạo nền tảng và động lực để phát triển sản xuất và kinh doanh, đưa doanh nghiệp Việt Nam tiến gần hơn với xu thế hội nhập quốc tế.

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image