D A V I C O M

48. Cầu tàu 914 (Pier 914)

Cửa hàng đang mở cửa. ( Opening )
Huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam (Con Dao District, Ba Ria - Vung Tau Province, Vietnam) Chỉ đường ( Directions )
0254 3830 517
Cầu tàu 914 được khởi công xây dựng từ năm 1873, trước dinh Chúa Đảo, công trình này kéo dài hàng chục năm, sửa chữa và mở rộng nhiều lần. Dấu ấn lắng sâu nhất đọng lại trong di tích lịch sử này hơn một thế kỷ qua là sự hy sinh của ít nhất 914 người ngã xuống trong quá trình lấy đá từ Núi Chúa mang ra biển để xây dựng cầu tàu. Cái tên “Cầu tàu 914” cũng được hình thành từ đó. Pier 914 was initiated in 1873, located in front of the Governor's Mansion. This project spanned several decades, undergoing numerous repairs and expansions. The most profound mark left on this historical site over more than a century is the sacrifice of at least 914 people who lost their lives while transporting stones from Mount Chua to the sea to build the pier. The name "Pier 914" was formed from this tragic event.

Cầu tàu 914 với những phiến đá ngổn ngang – Những mảng đá nặng hàng tấn, từng khối khổng lồ đã làm kiệt quệ biết bao thân tù. Từ khâu khai thác đá đến vận chuyển và xây dựng đều do sức lao động của người tù. Không mang được sẽ chết vì đòn roi, mang được sẽ chết vì kiệt sức. Người tù bị chết bởi nhiều nguyên nhân: Đá đè, cây đổ, ăn uống đói khát lại phải làm việc quá sức, bị cai ngục trật tự đánh đập, hối thúc… Quá trình gian khổ đó diễn ra suốt hơn nửa thế kỷ, đến khoảng năm 1930 mới tạm xong và con số 914 đã được người tù ghi nhớ. Con số này chỉ mang tính ước lệ để tưởng nhớ số người đã chết trong lúc khổ sai xây dựng cầu.

Trải qua 113 năm, Pháp và Mỹ đã lần lượt đày hàng chục vạn tù nhân ra Côn Đảo. Khi bước chân lên cầu tàu người tù phải chịu một trận đòn phủ đầu của những tên cai ngục, trật tự cầm dùi cui, gậy gộc gõ lên đầu để điểm danh kèm với những lời hăm dọa và lăng nhục. Như khuôn nhạc với nhiều cung bậc cảm xúc, từ nốt trầm buồn thương xót cho những người tù bị tra tấn dã man đến những giai điệu tươi vui, mạnh mẽ đầy tự hào: Cầu tàu lịch sử 914 đã từng chứng kiến niềm hân hoan của hơn 2000 tù chính trị Côn Đảo được giải phóng vào tháng 9/1945. Ba mươi năm sau, Cầu tàu lại rợp bóng cờ bay, đón hơn 4000 tù chính trị giải phóng lần lượt trở về đất liền vào tháng 5/1975.

Dẫu cho dòng thời gian có chảy trôi qua bao thế kỷ, thì cầu tàu lịch sử năm xưa vẫn còn đó nhưng Côn Đảo ngày nay đã không còn là “địa ngục giữa trần gian” nữa. Quá khứ đã khép lại, cánh cửa nhà tù cũng khép lại nhưng những câu thơ ca trường hận của người tù như vẫn còn âm vang trong từng phiến đá:

“Côn Lôn ơi, viên đá mạng người…”

Hay:

“Còn đây đá lấp cầu tàu.

Đá bao nhiêu khối máu đào bấy nhiêu”…

Ngày 29/4/1979, di tích Cầu tàu 914 đã được Bộ Văn hóa – Thông tin đã ra Quyết định số 54-VHTT.QĐ đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Ngày 10/5/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 548/QĐ-TTg xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.

The 914 pier, with its scattered boulders – massive stones weighing tons – wore down countless prisoners. From quarrying the stone to transporting and constructing the pier, all the labor was carried out by the prisoners themselves. If they couldn’t carry the stones, they were beaten; if they did manage to carry them, they would perish from exhaustion. Prisoners died from many causes: crushed by falling stones, struck by falling trees, malnutrition, overwork, and brutal beatings by the guards. This agonizing process continued for more than half a century, and by around 1930, the construction was temporarily completed. The number 914 was etched into the minds of the prisoners, a symbolic tribute to those who perished during the forced labor.

Over the course of 113 years, both the French and the Americans sent tens of thousands of prisoners to Con Dao. Each time they stepped onto the pier, they endured a beating from the guards, who would strike their heads with batons, counting them off with insults and threats. Like a musical score with varying emotions, the pier witnessed not only the sorrow of those who suffered torture but also moments of triumph and pride. The 914 pier witnessed the joyous occasion of more than 2,000 political prisoners being liberated in September 1945. Thirty years later, the pier was once again bathed in the colors of freedom as more than 4,000 political prisoners returned to the mainland in May 1975.

Though time has passed and Con Dao is no longer the “hell on Earth,” the historical pier still stands. The prison doors have closed, but the prisoners’ mournful songs, the eternal sorrow of their suffering, still echo through the stones:

“Con Lon, oh, the stones that carry the weight of lives…”

And:

“Here lie the stones of the pier,

Each stone, a life lost…”

On April 29, 1979, the 914 pier memorial site was officially recognized by the Ministry of Culture and Information as a national heritage site of great importance. On May 10, 2012, the Prime Minister of Vietnam signed Decision No. 548/QĐ-TTg, officially recognizing it as a Special National Heritage Site.

image
image
image
image
image
image
image
image
image
image
Hồ sơ