Năm 1962 Giáo Hội Phật Giáo nhận thấy Thiền Lâm Tự tọa lạc ở một vị trí có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, là vùng đắc địa tụ kết khí thiêng, lại thuận tiện giao thông đi lại cho chư tăng, phật tử thập phương hành hương nên đã lập đồ án xây dựng quy mô Thiền Lâm Tự thành Thích Ca Phật Đài. Sau hơn 19 tháng xây dựng, ngày 15 tháng 02 năm Quý Mão (1963) Thích Ca Phật Đài được khánh thành với một quần thể kiến trúc được tạo dựng dựa theo sự tích của cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và luôn được gìn giữ, tu bổ cho đến ngày nay.
Với hình ảnh một ngọn tháp ba cấp cao từ 3 m đến 29 m so với mực nước biển, Thích Ca Phật Đài níu chân du khách ngay từ Bảo Tháp đầu tiên, là nơi tưởng niệm Nhà sư Giác Pháp tức ông Lê Quang Vinh, người đã có công dựng nên Thiền Lâm Tự và Thích Ca Phật Đài tiếp tục làm mềm lòng người bởi một lối dẫn lên tòa tháp cao hơn mà bên trái là vách đá kỳ vĩ, bên phải là không gian mênh mông của ngọn Núi Nứa – Long Sơn ở đằng xa; và cũng ở khoảng xa xa ấy là cảng dầu khí với những cần cẩu vươn cao ngạo nghễ nhìn phố xá, nhà cửa và làng cá Bến Đình, Bến Đá ngay dưới chân núi.
Lối dẫn vòng cung tuyệt vời đó sẽ đưa du khách lên đến độ cao 25 mét lúc nào không hay. Một không gian điêu khắc trải rộng trước mắt, kể cho chúng ta nghe câu chuyện về cuộc đời Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, từ khi Ngài Đản sinh đến khi nhập cõi Niết Bàn.
Cả tòa bảo tháp của Thích Ca Phật Đài đang lưu giữ di cốt Đức Phật, chính là lưu giữ niềm đại hạnh to lớn của Phật tử Việt Nam. Chỉ riêng điều này thôi, Thích Ca Phật Đài đã là một công trình Phật giáo đặc trưng của Vũng Tàu và của Việt Nam. Cùng với khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, các công trình và các tác phẩm điêu khắc về Phật giáo đầy công phu. Từ tòa bảo tháp của Thích Ca Phật Đài du khách có thể ngắm nhìn cảng cá và cả khung cảnh Vũng Tàu phồn vinh. Thích Ca Phật Đài là nơi mà du khách sẽ cảm thấy rất tiếc nuối nếu chưa được một lần thưởng lãm.
In 1962, recognizing that Thien Lam Tu was located in an area blessed with breathtaking natural scenery, spiritual energy, and convenient access for monks and pilgrims from all directions, the Buddhist Sangha initiated a master plan to expand Thien Lam Tu into what is now known as Thich Ca Phat Dai. After more than 19 months of construction, on February 15, Year of the Cat (1963), Thich Ca Phat Dai was inaugurated as an architectural complex inspired by the life and teachings of Shakyamuni Buddha, and has since been carefully preserved and maintained to this day.
With its distinctive image of a three-tiered stupa rising from 3 to 29 meters above sea level, Thich Ca Phat Dai captures visitors’ attention from the very first Bao Thap, a memorial dedicated to Venerable Giac Phap – also known as Le Quang Vinh – who was instrumental in the founding of both Thien Lam Tu and Thich Ca Phat Dai. From there, the path ascends gently toward the upper stupa, flanked on the left by majestic stone cliffs and on the right by the vast open space of Nui Nua – Long Son, stretching into the distance. Beyond that horizon, one can spot the soaring cranes of the oil port and below them, the bustling neighborhoods and fishing villages of Ben Dinh and Ben Da, nestled at the foot of the mountain.
This gracefully winding path leads visitors to an elevation of 25 meters almost without notice. At the top, an expansive sculptural space unfolds, narrating the life journey of Shakyamuni Buddha – from his birth to his attainment of Nirvana.
At the heart of Thich Ca Phat Dai stands a sacred stupa that enshrines Buddha’s relics, embodying the profound spiritual blessings bestowed upon Vietnamese Buddhists. This alone elevates Thich Ca Phat Dai into a distinctive Buddhist monument, not only of Vung Tau, but of Vietnam as a whole. Coupled with the serene natural landscape and intricately crafted Buddhist sculptures and structures, the site offers visitors a rare sense of peace and reverence. From the stupa, one can gaze out over the vibrant fishing port and the prosperous panorama of Vung Tau city.
Thich Ca Phat Dai is a destination that leaves visitors with a lasting impression – and a quiet longing if ever left unexplored.